Chú ýĐóng lại


Hài hước phiên âm sách giáo khoa Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Hài hước phiên âm sách giáo khoa Icon_DongHo02.05.12 23:11
Hài hước phiên âm sách giáo khoa Bgavatar_06
Hài hước phiên âm sách giáo khoa Bgavatar_01Hài hước phiên âm sách giáo khoa Bgavatar_02_newsHài hước phiên âm sách giáo khoa Bgavatar_03
Hài hước phiên âm sách giáo khoa Bgavatar_04_newwhywhyloveHài hước phiên âm sách giáo khoa Bgavatar_06_news
Hài hước phiên âm sách giáo khoa Bgavatar_07Hài hước phiên âm sách giáo khoa Bgavatar_08_newsHài hước phiên âm sách giáo khoa Bgavatar_09
[Cư Dân Retrai] -whywhylove
Thành viên lâu năm
Thành viên lâu năm
Virgo Horse
Tổng số bài gửi : 2614
Tiền lương : 1560
Gia nhập ngày : 31/07/2011
Tuổi : 33

Hài hước phiên âm sách giáo khoa Khongbiet
Bài gửiTiêu đề:Hài hước phiên âm sách giáo khoa


Trong quyển Ngữ văn 11 (tập 1), ghi: “Uy-li-am Sếch-xpia sinh tại thị trấn Xtơ-rét-phớt ôn Ê-vơn thuộc miền Tây Nam nước Anh”. Thị trấn mà SGK đề cập nguyên bản là Stratford-upon-Avon.
Việc phiên âm sang tiếng Việt các từ quốc tế trong sách giáo khoa (SGK) hiện hành gây nhiều tranh cãi và thể hiện sự lạc hậu, làm khổ giáo viên và học sinh. Trong chương trình phổ thông, 3 môn học có lượng từ ngữ quốc tế chiếm nhiều nhất là văn, sử, địa nhưng SGK mỗi môn lại có cách phiên âm khác nhau. Thậm chí, cùng một bộ môn thì cách phiên âm ở các khối lớp cũng khác nhau.

Xtơ-rét-phớt ôn Ê-vơn hay Stratford-upon-Avon?

SGK lớp 11 ghi phiên âm tên quốc gia có dấu gạch ngang, nối các âm với nhau như: Ma-lai-xi-a, Cam-pu-chia... nhưng SGK 12 thì các danh từ vừa nêu viết liền nhau mà không có dấu gạch ngang: Malaysia, Campuchia...
Đáng nói, có rất nhiều từ giữa nguyên bản và phiên âm tiếng Việt khó lòng xem là một. Trong quyển Ngữ văn 11 (tập 1), phần tiểu dẫn của trích đoạn Tình yêu và thù hận có đoạn: “Uy-li-am Sếch-xpia (1564-1616) là nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời Phục hưng, ông sinh tại thị trấn Xtơ-rét-phớt ôn Ê-vơn thuộc miền Tây Nam nước Anh”. Thị trấn mà SGK phiên âm Xtơ-rét-phớt ôn Ê-vơn nguyên bản là... Stratford-upon-Avon.

Hài hước phiên âm sách giáo khoa 120502bai6a6

iện cách phiên âm tiếng nước ngoài sang tiếng Việt
trong SGK thiếu tính đổi mới và gây nhiều tranh cãi

Còn sách Lịch sử lớp 12, tên vị Tổng thống thứ 41 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ là George Herbert Walker Bush được phiên âm thành G.Busơ.

Cách phiên âm “sáng tác” thêm các âm tiết khác xa với nguyên bản đã gây khó khăn cho cả giáo viên và học sinh trong quá trình học tập, giảng dạy và tìm hiểu thông tin. Ông Trần Phước Đức, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi (quận 4, TP.HCM), chia sẻ: “Khi cần tìm hiểu một vấn đề nào đó, giáo viên và học sinh thường tra cứu trên các công cụ tìm kiếm. Nhưng nếu không biết nguyên bản mà dùng từ phiên âm sẽ rất khó tìm được thông tin”.

Cô Hoàng Thị Diễm Trang, Hiệu phó Trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh, TP.HCM), nói: “Bản thân tôi dạy môn địa lý, nhận thấy môn này có rất nhiều từ phiên âm quốc tế. Đơn cử như ở bài Hoa Kỳ (Địa lý 11) có các địa danh như Washington, New York... Khi dạy, tôi thường lấy nguyên bản để giảng cho học sinh chứ không dùng phiên âm tiếng Việt. Trước khi làm việc này, tôi đã lấy ý kiến của các em, đa phần đều tán đồng để nguyên bản”.

Thui chột kỹ năng ngoại ngữ

Nhiều giáo viên cũng cho rằng hầu hết học sinh đã được học tiếng Anh từ đầu cấp 2 và hiện nay đang thí điểm dạy tiếng Anh từ lớp 3, do vậy để nguyên bản là hợp lý. “Nếu các em quen với cách phiên âm tiếng Việt, khi nói chuyện với người nước ngoài, e rằng lúc phát âm các danh từ người ta sẽ không hiểu, không biết mình đang nói gì”, ông Trần Phước Đức lo ngại.

Ông Chu Vĩnh Thành, chuyên viên Phòng Giáo dục quận 5, TP.HCM, cho rằng: “SGK Địa lý lớp 7 và 8 nghiên cứu về thiên nhiên và con người các châu lục nên có rất nhiều địa danh trên thế giới. Việc phiên âm làm cho người đọc có thể nhớ và phát âm các địa danh một cách dễ dàng, ví dụ:

Y-an-gun (Yangun - cố đô Myanmar), Xít-tơn (Seattle), Xin-ga-po (Singapore), Sicagô (Chicago). Nhưng theo tôi, những phiên âm này phù hợp với thời điểm đất nước còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp đang cần được phổ cập. Ngày nay quá trình hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, không thể tiếp tục sử dụng lối phiên âm tùy tiện. Phiên âm tùy tiện cũng góp phần thui chột các kỹ năng nghe nói khi học ngoại ngữ”.

Cô Diễm Trang đề xuất: “Tốt nhất là phiên âm tiếng Việt và để từ gốc kèm theo trong ngoặc đơn. Làm như vậy, học sinh sẽ hiểu đúng, đầy đủ hơn về một từ quốc tế nào đó trong SGK”.

Giá trị của việc viết đúng tên người nước ngoài

Trong một chương của cuốn sách nổi tiếng Đắc nhân tâm, tác giả Dale Carnegie (Mỹ) nói đến tầm quan trọng của việc gọi đúng tên và viết chính xác tên của một người nào đó. Theo ông, ai không theo quy tắc này tức là tự rước lấy thất bại.

Một số câu chuyện đáng lưu ý mà Dale Carnegie kể lại trong chương này như sau:

Jim Farley, người cổ động đắc lực cho ông Franklin D.Roosevelt được quốc dân bầu làm tổng thống, hiểu rằng hạng trung nhân đều thấy tên mình êm ái hơn hết thảy những tên khác. Nhớ được tên đó, đọc nó được một cách dễ dàng, tức là khen người đó một cách kín đáo và khôn khéo. Còn nếu quên hoặc viết sai tên đó tức là làm cho người ta khó chịu. Riêng tôi, tôi cho rằng người ta vô lễ với tôi, nếu trên bao thư gửi cho tôi người ta đã biên sai tên tôi.

Hoàng đế Napoléon III khoe rằng dù việc nước bề bộn nhưng ông vẫn có thể nhớ tên mỗi người ông đã gặp. Khi ông nghe không rõ một tên nào, ông nói: "Xin lỗi, tôi chưa nghe rõ". Nếu tên hơi lạ, ông bảo người ta đánh vần cho ông nhớ. Rồi trong khi nói chuyện với người đó, ông tìm cách nói tên người đó vài ba lần và ráng ghi trong trí nhớ hình dáng, vẻ mặt người đó để khi thấy người thì liên tưởng ngay tới tên được.

Đọc một đằng, chữ một nẻo
Một tờ báo ở Hà Nội phiên âm tên của Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hạ viện Vương quốc Thái Lan là ngài Sổm-sặc Kiệt-sụ-ra-nôn, hay như tên một vị tổng thống là: Mi-kha-in Xa-a-xvi-li. Trong khi đó, hai tờ khác viết là Mikhail Saakashvili. Với cách viết này, độc giả dễ nghĩ rằng Mi-kha-in Xa-a-xvi-li và Mikhail Saakashvili là hai vị tổng thống hoàn toàn khác nhau.

Hay như với cách phiên âm tên cầu thủ của một số bình luận viên trên truyền hình: Tiền đạo cao kều Jan Koller được phiên âm thành Zan Kô-le-ơ. Tương tự HLV Karel Bruckner được phiên âm: Ka-ren Brút-ne. Michel Platini là tên tuổi quá nổi tiếng của Pháp thì lại được phiên âm là Mi-xeo pla-ti-ni, Michael Ballak được phiên âm là Mi-xen Ba-lắc (cũng có người phiên âm thành: Mai-cơn-ba-lach).

Trên nhiều bản tin của một tờ báo thường có dẫn nguồn “theo Roi-tơ” (cách phiên âm này làm người đọc phải tốn thêm thời gian nghĩ ngợi đây là nguồn nào).



Hài hước phiên âm sách giáo khoa Chuky



Hài hước phiên âm sách giáo khoa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Quang cao
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết Tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẽ bài sưu tầm có ghi nguồn, là tôn trọng ngời viết.
* Thực hiện những đều trên trên,là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
Cộng đồng MSM Miền Tây Nam Bộ :: Thông tin cộng đồng :: Chuyện ông Tám -
Cộng đồng MSM - Gia Tộc Rồng
Cộng đồng MSM - Gia Tộc Rồng
Cộng đồng MSM Bến Tre
Cộng đồng MSM - Bến Tre
Cộng đồng MSM - Thằng Bờm
Cộng đồng MSM - Niềm Tin Xanh
Cộng đồng MSM - VipBoy.info
Cộng đồng MSM - VipBoy.info
Truy cập web tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng đường truyền ADSL