Chú ýĐóng lại


Phóng viên chùn gối vì đứng... xem mổ nội soi Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Phóng viên chùn gối vì đứng... xem mổ nội soi Icon_DongHo19.04.12 17:44
Phóng viên chùn gối vì đứng... xem mổ nội soi Bgavatar_06
Phóng viên chùn gối vì đứng... xem mổ nội soi Bgavatar_01Phóng viên chùn gối vì đứng... xem mổ nội soi Bgavatar_02_newsPhóng viên chùn gối vì đứng... xem mổ nội soi Bgavatar_03
Phóng viên chùn gối vì đứng... xem mổ nội soi Bgavatar_04_newthainguyenphuPhóng viên chùn gối vì đứng... xem mổ nội soi Bgavatar_06_news
Phóng viên chùn gối vì đứng... xem mổ nội soi Bgavatar_07Phóng viên chùn gối vì đứng... xem mổ nội soi Bgavatar_08_newsPhóng viên chùn gối vì đứng... xem mổ nội soi Bgavatar_09
[Cư Dân Retrai] -thainguyenphu
Trưởng phòng thông tin
Trưởng phòng thông tin
Libra Tiger
Tổng số bài gửi : 8293
Tiền lương : 27429
Gia nhập ngày : 03/03/2011
Tuổi : 37
Đến từ : Tân An-Long An

Phóng viên chùn gối vì đứng... xem mổ nội soi Khongbiet
Bài gửiTiêu đề:Phóng viên chùn gối vì đứng... xem mổ nội soi


- Từ 3 lỗ trocar (vết mổ) nhỏ trên bụng bệnh nhân, giờ chỉ cần 1 lỗ các bác sĩ đã đưa tất cả các dụng cụ vào người để phẫu thuật (PT) điều trị nhiều loại bệnh. Mổ nội soi (NS) đơn giản, chóng khỏi nhưng lại đòi hỏi cả kíp mổ có tay nghề cao trong mổ mở, có kiến thức về không gian 3 chiều, cảm nhận màu tốt.
Phóng viên chùn gối vì đứng... xem mổ nội soi Images895806__noi_soi_mau
Một ca mổ nội soi tại Bệnh viện T.Ư Quân đội 108.

Xem... mổ nội soi

Một buổi sáng đầu tháng 3, hai phóng viên KH&ĐS đã có mặt tại Khoa Ngoại tổng hợp B15, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 để chuẩn bị chứng kiến 2 ca mổ: Nội soi 1 lỗ cắt túi mật và nội soi 4 lỗ cắt ung thư dạ dày. Sau khi chuẩn bị, 9h ca mổ cắt viêm túi mật do sỏi trên bệnh nhân đã cắt ruột thừa Phạm Văn Toản (57 tuổi ở Thuận Châu, Sơn La) bắt đầu.

Kíp phẫu thuật gồm 7 người: 2 gây mê, hai 2 kỹ thuật đưa dụng cụ (tip), 2 phụ mổ và 1 mổ chính. Tất cả các dụng cụ mổ bao gồm: Telescope - dẫn truyền ánh sáng từ camera vào, tay dao siêu âm, dụng cụ phẫu tích, gạc cầm máu... đều được đưa vào qua một lỗ nhỏ trên rốn và mọi thao tác đều được thực hiện trên đó.

Thông thường một ca phẫu thuật cắt mật chỉ trong vòng 10 - 15 phút và khoảng 20 phút sau bệnh nhân đã tỉnh nhưng với bệnh nhân Phạm Văn Toản do có tiền sử mổ ruột thừa cộng với mạch máu chỗ túi mật viêm bị tăng sinh chảy máu nên đến 9h50 ca mổ mới xong. Bệnh nhân Toản chưa xuống, bệnh nhân Phan Thị Vượng (Nga Sơn, Thanh Hóa) đã trực sẵn ở phòng chờ, được kíp gây mê kiểm tra, thăm khám tránh tình trạng nhầm lẫn bệnh nhân.

10h bệnh nhân Vượng được chuyển vào phòng mổ gây mê và chuẩn bị. 10h30 ca mổ bắt đầu. Bác sĩ mổ chính đứng giữa, hai phụ mổ hai bên, hai chuyển típ đứng dưới phụ, 4 lỗ được rạch nhỏ 2cm đưa 4 trocar vào mổ. Theo đánh giá ban đầu, bệnh nhân bị tổn thương ung thư loét bờ cong nhỏ 8cm, chỉ định cắt gần hết dạ dày nhưng khi vào quan sát thì đã ở giai đoạn 4,xâm lấn ra cả thanh mạc dạ dày, có viêm dính vào tụy nên chỉ định cắt hết dạ dày và vét hạch.

Từng ly, từng tý các chuyên gia vén mỡ tìm hạch và bóc toàn bộ mỡ để tránh di căn, bộc lộ dạ dày. Khó khăn nhất là u đã ở giai đoạn muộn, dính mạch nuôi đại tràng gặp đôi, dính vào vỏ bảo tụy nếu không khéo phải cắt bỏ cả đại tràng và làm rách tụy rất nguy hiểm.

Vừa mổ, bác sĩ chính vừa giảng giải cho 2 bác sĩ phụ, đến đoạn khó cả kíp mổ căng thẳng im phăng phắc. 11h05 đã bóc tách được dạ dày ra khỏi đại tràng, tiếp tục đi dọc theo động mạch vành vị, động mạch lách và động mạch gan phải, động mạch thân tạng và động mạch chủ bụng... tiến hành vét hết 13 nhóm hạch.

Bác sĩ mổ chính cho biết, đây là kỹ thuật khó nhất trong cuộc mổ, chỉ cần sơ suất là bệnh nhân có thể tử vong ngay trên bàn mổ hoặc phải chuyển mổ mở. 11h55 chiếc hạch di căn lên tận tâm vị (nhóm 1) mới được gỡ bỏ xong, dao điện được đưa vào để cắt toàn bộ dạ dày. Phụ mổ rạch 1 đường nhỏ 4cm trên bụng bệnh nhân để đưa bệnh phẩm và gạc ra ngoài. Bác sĩ tiếp tục đặt miệng nối Brow với ruột, tạo lưu thông dịch tiêu hóa, đặt xông chống giảm áp... và đóng ổ bụng. 12h30 ca mổ thành công và chuẩn bị ca mổ nội soi 1 lỗ cấp cứu trên bệnh nhân viêm ruột thừa.

Sau 4 tiếng đứng chứng kiến 2 ca mổ, PV đã sụn lưng, mỏi gối, kiến bò bụng, còn kíp mổ vẫn vững như bàn thạch. PGS.TS Triệu Triều Dương, Chủ nhiệm khoa cười, thông thường mỗi ngày các bác sĩ thường mổ 3 - 4 ca, có những ca mổ kéo dài hơn 10 tiếng, đứng cả ngày, ăn 3 bữa dồn 1, lúc đó do quá tập trung không nhận thấy gì, chỉ khi về phòng mới thấy mệt và muốn xỉu.
Phóng viên chùn gối vì đứng... xem mổ nội soi Images895808_IMG_1697
Khâu lại vết mổ nội soi.

Tai biến do quá đam mê và cầu toàn

PGS.TS Triệu Triều Dương, người vừa thực hiện chính hai ca mổ cho biết, nội soi là một kỹ thuật khó và còn nhiều tranh cãi. Nhiều quan điểm cho rằng, nội soi chỉ thực hiện được trên những ca bệnh nhân nhẹ, viêm ở giai đoạn sớm... nhưng thực tế phạm vi áp dụng rộng hay không lại phụ thuộc kinh nghiệm của phẫu thuật viên.

Đối với người ít kinh nghiệm chỉ mổ được ở các ca viêm nhẹ, dính ít, người nhiều kinh nghiệm, kỹ năng thuần thục thì diện áp dụng trên cả các ca viêm lớn, bệnh nặng, hoại tử cấp và áp xe... thậm chí cắt toàn bộ dạ dày và vét hết toàn bộ hạch ổ bụng - một kỹ thuật mà theo nhiều chuyên gia là không thể thực hiện được như ca mổ vừa xong. Hơn nữa, khi đã thuần thục thì nội soi lại có thể nhanh hơn mổ mở. Chẳng hạn, với cắt túi mật lúc đầu cần 3 - 4 tiếng nhưng sau đó chỉ cần 7 - 8 phút là cắt xong, nhanh hơn cả mổ mở (45 - 60 phút).

Phẫu thuật viên mổ nội soi đòi hỏi tay nghề cao hơn nhiều so với mổ mở. Theo đó, phải là người đã thuần thục trong mổ mở, phải được rèn luyện các kỹ năng về hình ảnh, về không gian 3 chiều và rèn luyện nội soi mổ mở trên động vật, trên mô hình... mới được thực hiện.

BS Nguyễn Tô Hoài, phụ mổ cho biết, dù đã là bác sĩ mổ chính song phải sau 6 tháng học tập trên mô hình, động vật mới được cấp chứng chỉ mổ nội soi. Sau đó phải trải qua 25 - 50 ca phụ mới được mổ chính. Phụ nội soi cũng khác hẳn mổ mở là nâng đỡ các bộ phận để cho chính cắt. Với nội soi, bác sĩ chính thao tác cả, phụ mổ phải là người chiếu camera, hiểu được các bước làm, đón bắt kịp thời để đưa dụng cụ, nâng tạng (với mổ nhiều trocar) đúng thời điểm nhất... không cần phải để bác sĩ chính nhắc.

PGS.TS Triệu Triều Dương cho hay, với kinh nghiệm cắt trên 300 ca cắt túi mật, gần 100 ca cắt dạ dày vét hạch... thì tỷ lệ tai biến cũng phụ thuộc nhiều vào tính chủ quan của bệnh nhân. Thông thường trong 25 ca đầu tiên khi làm quen với kỹ thuật, tỷ lệ tai biến là 10 - 15%, 50 ca sau tai biến giảm xuống rất thấp, thậm chí không có nhưng trên 100 ca tai biến lại tăng cao 2 - 5%. Do đó, đòi hỏi phẫu thuật viên không được chủ quan. Hơn nữa, một nhược điểm rất khó khắc phục của người cầm kéo là quá đam mê và cầu toàn luôn muốn lấy hết "phần hỏng" nên đôi khi dẫn tới tai biến.

PGS.TS Triệu Triều Dương kể, ấn tượng lớn nhất của ông là một ca tai biến do cố gắng thái quá để lấy một khối u thực quản giai đoạn muộn khổng lồ xâm lấn hết cổ. Vì mong muốn lấy hết khối u, trong khi u xâm lấn rộng, lúc bóc tách động mạch chủ ngực đã bị thủng động mạch chủ ngực phun máu kinh khủng. Ngay lập tức 1 kíp phẫu thuật nữa được bổ sung mổ mở để đình tim, bóp tim, tìm lại động mạch khâu nối... Bệnh nhân đã phải truyền tới 10 lít máu, ca mổ tiến hành hơn 10 giờ mới thành công.
Phóng viên chùn gối vì đứng... xem mổ nội soi Images895809_IMG_2425_mau
Y tá đếm lại số lượng gạc sau khi ca mổ hoàn thành.

Thiếu 1 cái gạc, ca mổ sẽ không được kết thúc

Điều khiến các phóng viên ngạc nhiên là khi mổ xong, 1 kỹ thuật viên trực buồng mổ trải nilon ra sàn và đếm từng thứ được gắp ra khỏi bụng bệnh nhân. Y tá Hoàng Thị Lụa, người đưa típ giải thích: Phải đếm xem tất cả các dụng cụ, băng gạc khi xuất ra (được ghi trên bảng mổ) đủ chưa, nếu chưa đủ phải tìm cho bằng được dù bất kỳ thời gian nào, thiếu 1 cái ca mổ sẽ không được kết thúc, quá lắm nếu không tìm ra thì phải xin ý kiến Giám đốc bệnh viện đồng ý mới được khâu đóng.

"Vì vậy mà bàn để dụng cụ đòi hỏi cấm bất kỳ ai đụng vào vừa đảm bảo vô trùng vừa để tránh tình trạng ai không biết vô tình lôi tí bông đi mất...", chị Lụa giải thích.

Nội soi không chỉ có chức năng phẫu thuật mà còn có chức năng chẩn đoán. Hình ảnh sẽ rõ nét nhất hơn cả các máy chụp hiện đại nhất như CT,
MRI... ngay tại bàn mổ bác sĩ nội soi nhìn trực diện tổn thương và đưa
ra hướng điều trị tốt nhất.

Thúy Nga



Phóng viên chùn gối vì đứng... xem mổ nội soi Chuky



Phóng viên chùn gối vì đứng... xem mổ nội soi

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Quang cao
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết Tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẽ bài sưu tầm có ghi nguồn, là tôn trọng ngời viết.
* Thực hiện những đều trên trên,là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
Cộng đồng MSM Miền Tây Nam Bộ :: Thông tin cộng đồng :: Sức khỏe - Giới tính -
Cộng đồng MSM - Gia Tộc Rồng
Cộng đồng MSM - Gia Tộc Rồng
Cộng đồng MSM Bến Tre
Cộng đồng MSM - Bến Tre
Cộng đồng MSM - Thằng Bờm
Cộng đồng MSM - Niềm Tin Xanh
Cộng đồng MSM - VipBoy.info
Cộng đồng MSM - VipBoy.info
Truy cập web tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng đường truyền ADSL